TOP 10+ Công cụ nghiên cứu từ khóa dành cho SEO tốt nhất hiện nay

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-seo

Bạn đang tìm công cụ phân tích, nghiên cứu từ khóa (Keyword Research Tools) dưới đây là những công cụ phân tích từ khóa được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có nhiều anh chị em làm SEO có hỏi khi nghiên cứu từ khóa thì nên sử dụng công cụ nào chuẩn và dễ sử dụng. Ở đây dễ sử dụng không chỉ về cách làm còn giúp chúng ta nhóm các cụm từ khóa khi tối ưu hóa landingpage SEO.

Nếu như bạn làm chủ được nghệ thuật nghiên cứu từ khóa cho lĩnh vực của mình, tìm ra được các từ, cụm từ chính xác mà người dùng sử dụng thì phần thưởng nhận được đó là sự gia tăng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên Google.

#1: Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs (Trả phí)

Gồm nhiều mức giá khác nhau, rẻ nhất là 99 USD/1 tháng, đây là số tiền không hề rẻ chút nào, nhưng nó đang là một trong những công cụ được các seoer sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam và trên thế giới.

Ahref cung cấp rất nhiều thông tin đến từ khóa như:

  • Độ khó của từ khóa: Nhiều công cụ nghiên cứu đều có phần đánh giá độ khó của từ khóa chung chung như Easy, medium, hard hay đánh giá bằng số điểm (50/100 chẳng hạn). Nhưng Ahref cho chúng ta biết chính xác số lượng backlink để lên top trên trang đầu Google.
  • Khối lượng tìm kiếm: Lượng tìm kiếm của từ khóa đó và bài viết top 1 google nhận được khoảng bao nhiêu traffic trong 1 tháng.

Từ khóa “nghiên cứu từ khóa” có lượng tìm kiếm 1.000 / 1 tháng. Bài viết top 1 về từ khóa này nhận được khoảng 500 truy cập 1 tháng.

Với từ khóa “không vào được facebook” có lượng tìm kiếm là 11.000 / 1 tháng. Và điều ngạc nhiên đó là top 1 bài viết về từ khóa này lại có được tận 13.000 / 1 tháng. Vì từ khóa này có nhiều từ khóa liên quan

Bài viết top 1 lên được hơn 1.500 từ khóa trong top 100, mang lại gần 13.000 traffic cho website

Với thống kê này, nó cho thấy mình có nên bỏ công sức ra viết một bài viết về chủ đề nào đó không.

  • Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: Nó cho thấy từ khóa được quảng cáo nhiều hay ít. Nếu từ khóa có đến 39% click là dành cho quảng cáo thì bạn cần hiểu rằng bản thân mình sẽ không nhận được lượng truy cập nhiều như thông thường (bình thường top 1 nhận được khoảng 30% traffic)

Tuy nhiên, từ khóa được quảng cáo nhiều lại cho ta thấy tiềm năng bán hàng cao, đáng để đầu tư.

Tiếp theo, ở bên tay trái có cột panel giúp mình khai thác sâu hơn về từ khóa.

Ở trong phần “Having same terms” sẽ liệt kê cho mình rất nhiều từ khóa liên quan

 

Ahref thống kê được có 120 từ khóa liên quan đến từ khóa “nghiên cứu từ khóa” với đầy đủ volume, độ khó của từng từ.

Và còn nhiều phần quan trọng khác mà ahref mang lại nữa.

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-ahref-6

#2: Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Planner (Miễn phí)

Tại sao bạn nên dùng nó? Bởi vì nó là công cụ của Google. Chính vì thế, dữ liệu mà chúng ta nhận được đến trực tiếp của Google (rất đang tin cậy).

Một trong số các tính năng mà tôi yêu thích của Google Keyword Planner đó là “giá thầu”

Ví dụ: Khi tôi search từ khóa “dịch vụ seo”, bạn sẽ thấy cột giá thầu quảng cáo cho các từ khóa. Đây là số tiền mà chúng ta phải bỏ ra nếu muốn xuất hiện ở đầu trang.

Với từ khóa “dịch vụ seo” mỗi lần nhấp chuột sẽ phải trả 17.114 VNĐ. Trong khi đó với từ khóa “dịch vụ seo giá rẻ” thì là 20.178 VNĐ/nhấp chuột.

Dựa vào giá thầu này, chúng ta sẽ đánh giá được “giá trị” của từ khóa đó. Nguyên tắc chung đó là giá thầu càng cao thì từ khóa đó càng mang lại nhiều lợi nhuận.

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-google-keyword-planner-1

 

#3: Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io (Miễn phí – Trả phí)

Có 2 điều làm cho KeywordTool trở nên độc đáo. Đó là:

Thứ nhất: KeywordTool cung cấp rất nhiều các từ khóa liên quan đến từ khóa chính. Chủ yếu là các từ khóa đuôi dài (long tail keyword)

Ví dụ khi tôi tìm từ khóa “hút bể phốt” tôi nhận được 236 từ khóa liên quan.

Thứ hai: Bạn có thể lọc dễ dàng để tìm ra các từ khóa phù hợp nhất.

KeywordTool có miễn phí và trả phí, bản miễn phí thì bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng như không hiển thị cột lưu lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, …

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-keywordtool-1

#4: Google Trends

Đây là công cụ miễn phí của Google, giúp chúng ta nghiên cứu so sánh và đư ra xu hướng từ khóa tốt hơn.
: Miễn phí.
: Truy cập Website Google Trends.

#5: SEMRush

Đây là công cụ được nhiều người làm SEO trên thế giới sử dụng, ở Việt Nam thì ít hơn. Với ngôn ngữ tiếng Việt và từ khóa có dấu dữ liệuc ủa SEMRush không thực sự đầy đủ.
Dùng thử, có bản tính phí.
Truy cập Website SEMRush.

#6: Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Search Console

Chúng ta thường sử dụng Google Search Console (GSC) để lập chỉ mục cho bài viết. Một tính năng hữu ích khác của nó là cho mình biết người dùng vào trang web của mình bằng những từ khóa nào

nghien-cuu-tu-khoa-bang-cong-cu-google-seach-console

Nó thống kê cho mình những thông số rất quan trọng như: Số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, vị trí trung bình của các từ khóa trong khoảng thời gian 90 ngày.

Cái quan trọng mình sẽ sử dụng những thông số này để làm gì cơ chứ.

Chẳng hạn với những từ khóa có số lần hiển thị lớn, số lần nhấp chuột thấp thì đây là những từ khóa rất tiềm năng để tăng traffic cho website. Mình nên ưu tiên sửa.

nghien-cuu-tu-khoa-bang-cong-cu-google-seach-console-2

Ví dụ từ khóa “rút gọn link” có số lần hiển thị là 68.228 và số lần nhấp chuột là 924.

Mẹo: Bạn nên tìm kiếm những từ khóa có vị trí từ 7 – 15 để tối ưu nội dung nhé. Vì đây là những bài viết đã có vị trí rồi, có sức mạnh rồi, Khi mình tối ưu lại sẽ rất dễ thăng hạng.

#7: Alexa.com

Alexa không chỉ là công cụ xếp hạng trên website mà còn cung cấp nhiều công cụ phân tích SEO, bao gồm nghiên cứu từ khóa từ đối thủ.

: Dùng thử, có bản tính phí.
: Truy cập Website Alexa.

Trên đây là 7 công cụ mình hay sử dụng nhất.

#8: Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Shitter

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa có giao diện rất đơn giản và dễ dùng

Bạn chỉ cần nhập từ khóa vào ô và click vào “Start Job” là nó bắt đầu hoạt động

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-shitter-1

 

Keyword Shiter hoạt động, khai thác các từ khóa từ Google Autocomplete

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-shitter-2

Nó chỉ hiển thị các từ khóa liên quan, chứ không hiển thị các dữ liệu khác như lượng tìm kiếm, độ khó, …

Tuy nhiên, nó có thêm chức năng “bộ lọc” là: Positive Filter và Negative Filter

Ví dụ, tôi sẽ thêm từ khóa “công cụ” vào bộ lọc “Positive Filter”

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-shitter-3

Nó sẽ tổng hợp tất cả các từ khóa tìm được có từ “công cụ”.

Tương tự, bộ lọc Negative Filter sẽ tổng hợp những từ khóa không chứa từ đó.

#9: Công cụ khác

Bên cạnh 7 công cụ mình hay dùng ở trên còn có những công cụ phân tích nghiên cứu từ khóa dưới đây bạn có thể tìm hiểu và tham khảo:

#10: https://kwfinder.com

#11: https://moz.com/tools/keyword-difficulty

#12: https://app.wordtracker.com

#13: https://www.serpwoo.com

#14: http://grepwords.com

#15: http://www.keywordspy.com

#16: https://secockpit.com

#17: http://www.wordstream.com/keywords

#18: https://www.linkdex.com

Bạn muốn tìm kiếm một công ty SEO giúp doanh nghiệp bạn tăng trưởng hàng chục ngàn traffic mỗi tháng, hay mang đến nguồn khách hàng tiềm năng lớn thì đừng quên SEO VIP. Dịch vụ SEO tại Đà Nẵng của chúng tôi sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công. Like, share nếu nó có ích với bạn!

 

5/5 - (34 bình chọn)